Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2007

Phuong cham !!!

"Nếu trí lực như một cái cây thì sách giống như những con ong truyền phấn hoa sinh sản từ một trí tuệ này sang trí tuệ khác." G. Lôoen

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2007

Bât' tri thiên mênh. Huu thoi` phap' duyên !

Tám tà đạo như vách đá, như giăng dây, như chuồng lồng, như khámngục bao vòng; chúng sanh ở sâu trong chính giữa; hay là ở trongmột nhà của tám nhà tà, thì có bao giờ thấy biết đường ra? 1. Tà kiến đạo: là thấy biết mê tín, xác thân, quyến thuộc, vậtchất cõi đời cho là có thật bền dài, hạnh phúc đầy đủ, không cóchi hơn nữa.
2. Tà tư duy đạo: là sự so tính trù lượng, mưu hay trí giỏi, khéoléo tài nghề, nghiên cứu, học hành, chủ ý để đua tranh giànhgiựt lẫn nhau, đặng nuôi huyễn thân mộng cảnh.
3. Tà ngữ đạo: là quỉ quyệt lời nói, trau chuốt khoe khoang, dua bợ,nịnh hót dối trá, hơn thua, rủa xả, đâm thọc, nói lời vô ích.
4. Tà nghiệp đạo: là lấy tham, sân, si làm của cải, sanh đủ nghề nghiệp xảo trá, sanh nhai.
5. Tà mạng đạo: là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, uống rượu, trà,thuốc, biếng nhác, lợi dụng mong cầu sự sống, sướng ngon cho thân mạng.
6. Tà tinh tấn đạo: là siêng lo việc ác, cố gắng làm càng, chenđua danh lợi, liều mạng quên thân, lướt càng theo ý dục.
7. Tà niệm đạo: là niệm tưởng mãi ghi sâu húc chặt theo vật chất,xác thân, quyến thuộc, luyến ái dục tình, tưởng nhớ không nguôi.
8. Tà định đạo: là cái sở định luân hồi, quyết giữ cõi đời thânxác, yên tâm trong của cải tình thương. Không còn biết đâu cõikhác, bậc nào; chỉ giữ vững lập trường chí hướng, tôn thờ xácthân, biết có một mình, mục đích tham sống, khổ sở thất bại không nao.Tự mình làm ác, xúi người làm ác, ưa chịu việc làm ác; tội áckhông chừa, quả báo không sợ, tới đâu hay đó, miễn được vui cười,ai sao bỏ mặc.

Tám tà đạo gồm cả các pháp ác trược của thế gian, sanh ra támmuôn bốn ngàn sự khổ, ba ngàn cái ác, đem lại sự vọng động khôngngừng, đối nghịch với chánh đạo. Tà đạo là địa ngục mãi luân hồi, biến hóa không lường, giỏi haykhông đếm, nói chẳng hay cùng… tám tà đạo là tám vách địangục, những ai càng đi sâu vào, càng mất lối ra, như bãi sình lầycàng lún, càng chìm. Dầu ở một chỗ, một nhà (là một đạo trong támđạo) hay đi quanh quẩn thế mấy, cũng không ra khỏi tay vô thường, bắtbuộc khổ đau. Cũng có lắm kẻ như vậy, mỗi người chỉ ở trong một tà đạo, một sởchấp, như: kẻ thì ở trong tà kiến, người thì ở trong tà tư duy hoặc tàngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định… nhưngnếu họ tìm ra được chánh đạo tương đối, thì ở tại nhà nào ra cửađó, ở phương nào thì ra hướng đó, xây lưng trở lại rất mau lẹ vôcùng. Cũng như kẻ nhắm mắt, thấy địa ngục và đi tới mãi, liền đó mởmắt ra, là gặp Niết-bàn trước mặt rất gần. Phải trái, cong ngay, chỉở trong một niệm trí mà thôi.

VỀ CÁC PHÁP CỦA TÁM ĐẠO
1. Chánh kiến: là thấy chắc các sự khổ, thấy chắc lòng tham ái lànguyên nhân sanh các sự khổ, thấy biết chắc chỉ có cảnh Niết-bàncắt tham ái, là nơi dứt khổ, thấy biết chắc con đường trung đạo dắtdẫn đến nơi diệt khổ, thấy biết chắc nhơn và quả, thiện là đi tới áclà đi lui trong sạch là giải thoát, thấy rõ sự tiến hóa chớ khôngcó chi lưu luyến, tríu mến cuộc đời.
2. Chánh tư duy: là sự suy xét không đành làm loài vật phải bịhại. Suy xét không đành làm cho loài vật phải đau đớn. Suy xétđặng tránh khỏi ngũ dục, để tìm sự xuất gia giải thoát, tầm tòi cácnghĩa lý để độ mình và độ người. Quán xét sự khổ của muôn loại,chơn lý của võ trụ.
3. Chánh ngữ: là không nói dối, không đâm thọc, không rủa chửi,không khoe khoang vô ích, nói chơn thật, nói lời lành, nói đạolý, khuyên lơn, can gián, khen ngợi…
4. Chánh nghiệp: là không làm nghiệp sát sanh, trộm cắp, tà dâm,không làm các nghề nghiệp ác để cho có của cải. Không tham,sân, si.
5. Chánh mạng: là không nuôi loài vật để bán, không mua bánloài vật, không mua bán người (sự mai dong). Không mua bán thuốc độc,không mua bán đồ binh khí, không mua bán các thứ rượu để nuôisống, không sống theo lẽ ác tà, không vì lẽ sống của mình mà giếthại mạng sống khác.
6. Chánh tinh tấn: là ráng giữ không cho sự ác sắp phát khởi rađược, ráng dứt sự ác đã có trong thân tâm, ráng làm những sựlành mà mình chưa làm, ráng làm những sự lành mà mình sẵn có chođược thêm lên, ráng nghe, học hỏi, giảng dạy tu tịnh, giữ giới.
7. Chánh niệm: là nhớ chắc các tướng trong thân thể là vô thường,khổ não, vô ngã. Ghi nhớ rằng: cái thọ vui hay cái thọ khổ, nhữngsự lành, những sự ác, các danh từ và sắc pháp trong thế gian đềulà vô thường, khổ não, vô ngã, không tham sân si, dục vọng,luyến ái.
8. Chánh định:
a> Định sơ thiền: tầm sát, hỷ, lạc, tịnh, định, xả.
b >Định nhị thiền: hỷ, lạc, tịnh, định, xả.
c> Định tam thiền: lạc, tịnh, định, xả.
d> Định tứ thiền: tịnh, định, xả.
Tất cả các pháp lành trong thế gian đều thuộc vào tám phần củabát chánh đạo, không thể nói viết cho cùng… bát chánh đạo gồm cả tam tàng Pháp bảo, tám muôn bốn ngàn Pháp môn, ba ngàn Pháp cái, mà chơn như (chánh định) là mục đích chỉ có một Tám đạo và tám quả 1.- Chánh định là pháp của pháp của bậc Như Lai. 2.- Chánh niệm là pháp của bậc Bồ Tát. 3.- Chánh tinh tấn là pháp của bậc Bích chi. 4.- Chánh mạng là pháp của bậc A-la-hán. 5.- Chánh nghiệp là pháp của bậc Bất Lai. 6.- Chánh ngữ là pháp của bậc Nhứt Vãng Lai. 7.- Chánh tư duy là pháp của bậc Nhập Lưu. 8.- Chánh kiến là pháp của bậc Chư Thiên.

Kinh' mung !!!

Lân` ðâu` tiên minh` tao. trang viêt' ca' nhân.
Nêu' co' so suat j mong cac' ban. dung` chê cuoi` nhe.

Xuan tan` roi ðông ðên'
Long` riêng vui ðon' nang
Anh' binh minh lap lanh'
Danh` tang cu* dân mang.